Founder và Co-Founder chắc hẳn là hai thuật ngữ không xa lạ với những ai đang tìm hiểu về lĩnh vực khởi nghiệp nói riêng và kinh doanh nói chung. Vậy Founder là gì? Co-Founder là gì? Hai khái niệm này có gì khác nhau?

1. Founder là gì?

Founder là một từ bắt nguồn từ Tiếng Anh, có nghĩa là người sáng lập, người thành lập. Trong kinh doanh, Founder được hiểu là chủ các doanh nghiệp, các công ty tư nhân, là người sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm và rủi ro để thành lập công ty.

Đây là những người hiểu rõ về doanh nghiệp của mình hơn bất cứ ai. Họ không chỉ tích cực đóng góp trong việc lên ý tưởng kinh doanh, nỗ lực biến ý tưởng trở thành hiện thực, tìm kiếm các nguồn đầu tư và kêu gọi vốn để đưa công ty start-up vào hoạt động mà sau đó còn là đầu thuyền dẫn dắt, xử lý các vấn đề lớn và duy trì vận hành tổ chức.

2. Đặc điểm chung của các Founder là gì?

Như đã đề cập trong phần Founder là gì? ở trên, hẳn các bạn cũng đã biết được Founder chính là người tiên phong, người mở đường dẫn lối cho sự thành lập của một công ty start-up mới. Vậy đặc điểm chung của các Founder thành công là gì?

2.1 Niềm đam mê mãnh liệt

Tất cả các Founder, những người ý chí lớn, muốn mở công ty riêng và phát triển nó lớn mạnh chắc hẳn cần phải có niềm đam mê cực kỳ mãnh liệt. Xuất phát từ niềm đam mê đối với một lĩnh vực nào đó, các Founder không ngừng học hỏi và mong muốn được trải nghiệm. Điều này trở thành một bàn đạp mạnh mẽ giúp họ trau dồi thêm nhiều kiến thức liên quan và lên kế hoạch để thực hiện hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình.

2.2 Quyết đoán

Trở thành một Founder, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải có khả năng lãnh đạo tốt. Cụ thể hơn, các Founder cần phải là một người vô cùng quyết đoán. Những người thành công biết các để nắm bắt được các cơ hội một cách tự tin và nhanh chóng, điều mà những ai nhút nhát và thiếu ý chí không thể làm được.

Chưa kể trong quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ xảy ra vô vàn những rủi ro, khó khăn. Chinh sự quyết đoán sẽ giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt và giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn khi khởi nghiệp.

2.3. Linh hoạt

Có thể thấy rằng, các Founder thành công rất biết nhìn vào thực tế, chấp nhận linh hoạt thay đổi các kế hoạch nếu cần thiết. Họ là người có khả năng cân bằng giữa sự kiên định và linh hoạt.

Đây là một đặc điểm vô cùng quan trọng mà các Founder cần có, bởi mọi thứ sẽ luôn luôn thay đổi mới hơn. Vì vậy, bạn cần phải học cách thay đổi và thích nghi để cho ra những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

2.4. Có nhiều mối quan hệ

Những mối quan hệ trong công việc chính là những tài sản vô giá của các Founder. Các nhà sáng lập vô cùng thích giao lưu và học hỏi từ những người đã thành công hoặc những người đang có ý chí giống mình.

Hơn nữa, việc thiết lập mối quan hệ với nhiều người có kinh nghiệm trước sẽ một phần giúp Founder biết thêm nhiều kiến thức và biết đâu họ có thể tìm được những người hỗ trợ đắc lực sau này.

3. Cách để trở thành một Founder lý tưởng

Trước khi mơ ước trở thành người sáng lập của một công ty, bạn nên chú tâm và rèn luyện và trau dồi từ những điều nhỏ bé nhất. Những điều nhỏ bé ấy là những mảnh ghép để tạo nên một Founder đầy thực lực và tài năng sau này.

3.1. Làm việc tại các công ty start-up

Cách tốt nhất để trải nghiệm cách vận hành của một công ty tư nhân là xin làm tại các start-up. Đây là cơ hội vô cùng tốt để bạn có thể học hỏi được cách các doanh nhân dẫn dắt hoạt động và điều hướng của công ty ra sao, xử lý với khủng hoảng và rủi ro mà công ty gặp phải thế nào,…

Vì start-up thường là những công ty có quy mô nhỏ và ít người, vì vậy bạn có thể làm việc trực tiếp với Founder và học hỏi nhiều điều quý giá từ kinh nghiệm của họ.

3.2. Tham dự những sự kiện về khởi nghiệp

Tham dự sự kiện về khởi nghiệp mang lại cho bạn nhiều giá trị. Đầu tiên, tại những buổi chia sẻ về khởi nghiệp như thế này, bạn sẽ được gặp các chuyên gia, cố vấn, những người đi trước và sẽ được tiếp thu thêm những kiến thức, những kinh nghiệm của họ.

Tại đây, bạn cũng sẽ  tìm được những người bạn có cùng chí hướng và đam mê. Từ đó, xây dựng một mạng lưới hỗ trợ cho doanh nghiệp của mình sau này.

3.3. Theo dõi tin tức đa kênh

Thường xuyên đọc, thường xuyên theo dõi là cách nhanh nhất để các Founder theo kịp với các xu hướng trên thế giới. Điều này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn xa rộng và độ linh hoạt trong việc thay đổi sao cho hợp xu hướng nhất. Từ đó, bạn có thể tạo sự khác biệt rõ rệt với những công ty đối thủ.

4. Co-Founder là gì?

Sau khi đã hiểu rõ được Founder là gì? hay Những đặc điểm của Founder là gì?, dưới đây Sapo sẽ giải đáp tiếp cho các bạn về thuật ngữ Co-Founder. Đây cũng là khái niệm phổ biến, thường được nhắc đến song song với Founder.

Co-Founder là một từ xuất phát từ tiếng Anh, mang ý nghĩa là người đồng sáng lập. Trong kinh doanh, Co-Founder được định nghĩa cơ bản là người có hứng thú và bị thu hút bởi ý tưởng khởi nghiệp cho một start-up nào đó.

Từ đó, họ trở thành người hỗ trợ đóng góp để hoàn thiện thêm ý tưởng, hỗ trợ Founder trong việc hiện thực hóa ý tưởng và giúp họ điều hành doanh nghiệp một cách trơn tru.

5. Tố chất để trở thành một Co-Founder là gì?

Co-Founder có vai trò quan trọng không kém Founder trong doanh nghiệp. Họ cần phải là những người có cùng tư tưởng và hợp tác ăn ý với nhau thì việc vận hành công ty mới có thể diễn ra một cách suôn sẻ. Nhìn chung, để trở thành một Co-Founder, bạn cần có những tố chất như:

  • Sở hữu những kỹ năng mà Founder chưa có để có thể bù trừ, trau dồi cho nhau.
  • Cùng chung một chí hướng với Founder và không dễ dàng bỏ cuộc.
  • Trung thành và minh bạch trong công việc.
  • Tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của tổ chức, vào hướng đi của người sáng lập và tiếp tục đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn.

6. Phân biệt giữa Founder và Co-Founder

Sau khi đã nắm sơ qua về khái niệm Co-Founder là gì, hẳn các bạn cũng đang thắc mắc vậy Founder và Co-Founder khác nhau như thế nào? Về mặt khái niệm như đã đề cập đến ở trên, Founder là người sẽ đưa ra ý tưởng, định hướng và dẫn dắt, vận hành công ty của mình. Trong khi đó, Co-Founder lại là người hỗ trợ các Founder trong quá trình đó chứ không lên ý tưởng, định hướng ngay từ đầu.

  • Founder chịu trách nhiệm lớn hơn trong vận hành doanh nghiệp. Họ là những người quyền lực nhất, nắm trong tay quyết định quan trọng liên quan tới hướng đi và hoạt động trong công ty. Ngoài ra, họ cũng là người đứng ra kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
  • Co-Founder không lên ý tưởng và định hướng cho doanh nghiệp ngay từ đầu. Họ chỉ dùng những kiến thức của mình để tham mưu, đề xuất ý kiến có lợi nhất cho doanh nghiệp. Họ cũng không có quyền quyết định những thứ quan trọng như Founder.

Trên đây là lời giải đáp cho những thắc mắc Founder là gì? Co-Founder là gì? và đồng thời cũng phân biệt cho các bạn biết sự khác nhau của hai khái niệm này. Qua bài viết này, Sapo hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích và có thể áp dụng vào bản thân để trở thành những nhà sáng lập thành công trong tương lai.

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách truy cập trang web này, bạn đã đồng ý với việc sử dụng cookie của chúng tôi.