Nếu không vào được Facebook trên điện thoại Android, bạn có thể áp dụng 8 cách sau đây để khắc phục.

Facebook hiện đang là nền tảng mạng xã hội lớn nhất hiện nay, hầu như ai trong chúng ta cũng đều có một tài khoản để chia sẻ thông tin và kết nối với bạn bè. Trong quá trình sử dụng, hẳn là sẽ có đôi lần bạn gặp phải tình trạng không vào được Facebook, ứng dụng thường xuyên bị lỗi đá ra ngoài, news feed bị trống trơn… Dưới đây là 8 cách khắc phục vấn đề trên.
1. Khởi động lại điện thoại
Đây là cách đơn giản nhất để khắc phục các sự cố không rõ nguồn gốc. Việc bạn cần làm là giữ im nút nguồn trên điện thoại, sau đó, nhấp vào tùy chọn Restart (khởi động lại) và chờ một lát cho đến khi hoàn tất.
2. Đăng xuất khỏi ứng dụng
Đầu tiên, bạn mở ứng dụng Facebook trên điện thoại, bấm vào biểu tượng menu ở góc trên bên phải, kéo xuống dưới và chọn Log out (đăng xuất). Tiếp theo, bạn đăng nhập lại bằng tài khoản tương ứng.

Xóa cache là cách đơn giản để sửa lỗi khi không vào được Facebook, tất nhiên, việc này sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu trên Facebook mà chỉ xóa bớt các tệp tạm thời lưu trên máy. Để thực hiện, bạn truy cập vào phần Settings (cài đặt) trên điện thoại, tìm đến mục Manage apps (quản lý ứng dụng) > Facebook > Clear Data (xóa dữ liệu) > Clear Cache (xóa bộ nhớ đệm). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.

4. Xóa dữ liệu
Nếu xóa cache không giải quyết được vấn đề, bạn hãy thực hiện lại tương tự các bước trên và chọn Clear data (xóa dữ liệu), lưu ý, việc này sẽ đăng xuất tài khoản khỏi ứng dụng và xóa toàn bộ hình ảnh mà bạn đã tải về từ Facebook. Do đó, trước khi thực hiện, bạn nên sử dụng trình duyệt hoặc vào thư viện và di chuyển toàn bộ hình trong thư mục Facebook sang một mục khác.

5. Cập nhật ứng dụng
Việc sử dụng các phiên bản cũ đôi khi cũng sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến việc đăng nhập. Do đó bạn cần cập nhật ứng dụng mới nhất. Đầu tiên, bạn truy cập vào Google Play, bấm vào biểu tượng menu và chọn My apps (ứng dụng và trò chơi của tôi), sau đó cập nhật toàn bộ ứng dụng trong danh sách này.

6. Cài đặt lại Facebook
Một cách khắc phục khác mà bạn có thể thử là xóa ứng dụng Facebook và cài đặt lại. Để gỡ cài đặt ứng dụng, bạn truy cập Google Play, tìm kiếm Facebook và nhấn Uninstall (gỡ cài đặt). Tiếp theo, bạn hãy cài đặt lại ứng dụng và đăng nhập bằng tài khoản tương ứng.
7. Sử dụng các phiên bản cũ hơn
Đôi khi những bản cập nhật mới có thể gây ra lỗi và khiến bạn không vào được Facebook, trong trường hợp này, bạn hãy thử gỡ ứng dụng và cài đặt lại một phiên bản thấp hơn. Đầu tiên, bạn truy cập vào địa chỉ https://www.apkmirror.com/, tìm ứng dụng Facebook và tải về một phiên bản cũ hơn. Lưu ý, tập tin tải về sẽ có định dạng .apk, do đó, trước khi cài đặt, bạn cần vào Settings (cài đặt) > Security (bảo mật) và kích hoạt mục Unknown sources (không rõ nguồn gốc). Tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.

8. Tắt chế độ tiết kiệm pin
Đôi khi, chế độ tiết kiệm pin có thể khiến Facebook không hoạt động ổn định. Để kiểm tra, bạn hãy tạm thời vô hiệu chế độ này bằng cách vào Settings (cài đặt) > Battery (pin) và tắt tùy chọn tiết kiệm pin.

Sau khi đã thử tất cả những giải pháp trên nhưng vẫn không vào được Facebook, bạn hãy chờ nhà phát triển tung ra bản cập nhật mới hoặc chuyển sang sử dụng Facebook Lite. Về cơ bản, đây là phiên bản rút gọn nên sẽ chiếm ít bộ nhớ và bị cắt giảm một số tính năng không cần thiết.
Hi vọng với những mẹo nhỏ kể trên, bạn đọc sẽ khắc phục được tình trạng không vào được Facebook trên điện thoại Android.
>>> Xem thêm: Founder là gì? Co-Founder là gì? Cách phân biệt hai khái niệm phổ biến này

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách truy cập trang web này, bạn đã đồng ý với việc sử dụng cookie của chúng tôi.