Bất cứ ai làm việc liên quan đến SEO hay đang theo học SEO đều cần phải biết đây là một cuộc chơi lâu dài. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có một số thay đổi nhỏ nhưng có khả năng tạo nên sự khác biệt lớn rất nhanh. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu tới bạn tổng hợp 5 mẹo SEO cho kết quả của bạn đạt kết quả cao nhanh chóng. Cùng tìm hiểu luôn nhé!
1. Kiểm tra thiết bị của bạn có chặn các nội dung từ công cụ tìm kiếm hay không
Trong mẹo SEO thứ nhất này, bạn sẽ cần quan tâm tới tệp robot.txt của trang web không chặn các trang chính, các thư mục hoặc bất cứ thứ gì là quan trọng đối với khả năng thu thập thông tin.
Bạn có thể tìm thấy tệp robots.txt trên bằng cách nhập /robots.txt sau tên miền của bạn.
Nếu bạn tìm thấy các tài nguyên bị chặn trong tệp Robots.txt, hãy cùng tôi đi tìm lý do kỹ hơn về vấn đề này nhé.
Trong quá trình làm việc với khách hàng, tôi thường gặp phải một tình huống rất thường thấy đó là vấn đề tài nguyên bị chặn, và thông thường kết quả này là do một nhà phát triển hoặc một chuyên gia SEO nào đó đã yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện như vậy.
Thế nhưng theo kinh nghiệm của tôi, những quyết định chặn tài nguyên này vốn đã tồn tại từ nhiều năm về trước, nghĩa là chúng đều là những cách thức thực hiện cũ. Và hiển nhiên là nếu không có sự hỗ trợ lưu trữ thông tin của các thiết bị thông minh, thì những nhà phát triển hay chuyên gia SEO đưa ra quyết định đó khó mà có thể nhớ mình đã chặn những nguồn lực nào, dẫn đến việc các lứa nhân viên sau sẽ chẳng thể biết được vì sao doanh nghiệp của mình chặn những nội dung cần thiết này.
Và nếu bạn là một chuyên gia SEO, thì tôi khuyên bạn cần xem xét cẩn thận vấn đề các tài nguyên/nguồn lực bị chặn để đảm bảo sự cần thiết quan trọng này. Đồng thời thu thập thông trên trang web và tìm ra những trang web không được lập chỉ mục xem nó có phải do plugin SEO của bạn chặn nội dung không? Hay đã có ai đó viết “noindex” vào các trang web của bạn?… Bạn sẽ rất cần lưu tâm đấy.
Còn nếu bạn không phải là một chuyên gia SEO? Vậy hãy cứ lấy “tạm” một nguyên nhân nào đó rồi tìm đến nhà phát triển website của bạn, họ sẽ nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho vấn đề hiện tại cho bạn.
2. Tối ưu hóa liên kết nội bộ cũng là một mẹo SEO rất hay
Khi bạn liên kết một phần văn bản với một phần khác trong trang web của mình thì đó được gọi là liên kết nội bộ. Và văn bản liên kết được gọi là anchor text, đôi khi chúng còn được gọi với cái tên là liên kết biên tập.
Tác dụng của liên kết nội bộ quan trọng như thế nào, bạn làm SEO chắc chắn sẽ hiểu. Liên kết nội bộ sẽ cung cấp thêm thông tin về trang được liên kết đến là gì. Ví dụ như link của tôi ở trên ‘anchor text’, Google “đọc” qua sẽ hiểu rằng trang mà được liên kết đến ở đây là một trang liên kết biên tập.
Khi có một số link nội bộ thế này trỏ về trang, công cụ tìm kiếm có thể suy ra những thông tin khác về nội dung của trang web được liên kết đến. Điều này trong nhiều trường hợp hoàn toàn có thể tăng thứ hạng cho bạn trên bảng xếp hạng đấy. Vì sao ư? Bởi vì các link nội bộ đó đều tập trung bổ sung thêm cho những thông tin có trong bài viết, dẫn đến việc nó được các thuật toán tìm kiếm để giải thích là có liên quan đến cụm từ hoặc chủ đề tìm kiếm liên quan.
Vì thế ngay bây giờ hãy truy cập vào blog hoặc website thông tin của bạn, các thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm các liên kết hữu ích cho khách hàng của mình trong phần “Giới thiệu về chúng tôi” hoặc những thông tin chi tiết có trong các bài viết blog của mình và tất nhiên, việc bổ sung link nội bộ này cũng cung cấp thông tin hữu ích cho các công cụ tìm kiếm.
Có một lưu ý bạn cần phải quan tâm trong mẹo SEO này, đó là đừng điên cuồng thêm một lúc tới 10 link liên kết nội bộ trên trang của bạn để đưa độc giả của mình “chạy” khắp mọi ngõ ngách của website bạn. Điều này không hay đâu, thậm chí rất nhiều liên kết biên tập trên bài viết đem lại trải nghiệm rất kém cho người đọc, vừa giảm chất lượng nội dung bài viết vừa ảnh hưởng các hình ảnh hiển thị kém.
Với kinh nghiệm của tôi, 2 – 4 link biên tập nội bộ cho mỗi trang thông tin sẽ là ổn nhất.
Còn nếu bạn đang muốn nhanh chóng tìm ra các trang web khác để bổ sung thêm liên kết nội bộ, hãy lấy một trong các từ khóa quan trọng mục tiêu hiện tại của mình, truy cập vào Google tìm kiếm, chẳng hạn như thế này:
Tối ưu link liên kết nội bộ là một mẹo SEO web rất hiệu quả
Kết quả tìm kiếm trả về sẽ cho bạn biết những trang web nào có thể liên kết trên website của bạn mà Google xác định bằng cụm từ/ chủ đề cụ thể. Và thường là các trang web đó có chứa từ khóa mục tiêu của bạn trong nội dung từ đó tạo ra cơ hội hoàn hảo cho một liên kết nội bộ trỏ về trang chính mà bạn muốn xếp hạng cao hơn.
Lưu ý quan trọng:
Mẹo SEO này không áp dụng thông qua các trang web bên ngoài có quy mô lớn, bởi điều này sẽ vi phạm vào Nguyên tắc quản trị trang web cua Google, và có thể dẫn đến kết quả xấu nhất là bị kích ra khỏi chỉ mục tìm kiếm. Do đó hãy gắn các liên kết nội bộ thôi.
3. Tập trung vào đuôi dài
Bạn không vui vì từ khóa chính ngành hàng của bạn không được xếp hạng? Đừng buồn, thực tế là cũng không phải chỉ có mình bạn đang gặp vấn đề này đâu!
Hiện nay có rất nhiều chỗ cho các từ khóa kiểu chỉ có một từ hoặc 2 đến 3 từ. Các vị trí top 1, top 2 và top 3 trên trang kết quả tìm kiếm cho các từ khóa có khối lượng lớn – tức từ khóa dài trong lĩnh vực bất động sản và đang tranh cãi rất nhiều trên internet. Chỉ cần nhập “bảo hiểm nhân thọ” (hãy để ý đến những doanh nghiệp đầu tư quảng cáo và làm SEO) vào công cụ tìm kiếm thôi bạn sẽ nhận ra ngay, họ đang cạnh tranh rất quyết liệt cho vị trí đầu bảng đó.
Điều thứ hai bạn cần phải quan tâm hàng đầu nưa đó là xem xét các cụm từ khóa có độ dài hơn. Ví dụ: từ khóa “bảo hiểm nhân thọ” là một từ khóa có thể nói là cạnh tranh rất quyết liệt giữa các đối thủ với nhau rồi, vậy sao bạn không thử “kéo dài” các từ khóa đó ra, kiểu như “cách quyết định xem tôi có cần bảo hiểm nhân thọ hay không” hoặc “bảo hiểm nhân thọ giá bao nhiêu”, “độ tuổi tốt nhất để mua bảo hiểm nhân thọ”, ” gia đình tôi nhận được bao nhiêu tiền nếu tôi có bảo hiểm nhân thọ ”, v.v
Hoặc lấy ví dụ là từ khóa “cho thuê căn hộ” đi. Hãy thử nối thêm các từ khác để có được từ khóa dài như “căn hộ cho thuê ở Surrey Hills” “cách tìm căn hộ cho thuê tốt nhất ở London” “căn hộ cho thuê dưới $ 1000 mỗi tháng ở London”…
So sánh giữa lượng tìm kiếm thông tin bình thường và lượng tìm kiếm thông tin dạng câu hỏi, giải đáp thắc mắc thì kiểu thứ 2 sẽ là lựa chọn tốt hơn để bạn lựa chọn và “kéo dài” hơn từ khóa của mình.
Để có được kết quả đó, điều quan trọng ở đây là phải thực hiện công việc tìm từ khóa thường xuyên và không chỉ dừng lại ở một trang web duy nhất, bởi đơn giản các từ khóa dài sẽ có lượng tìm kiếm thấp hơn, bạn sẽ khó mà thấy được lượng truy cập lớn cụ thể nếu chỉ tạo ra từ khóa đó với một bài viết câu hỏi thường gặp hoặc một bài đăng mới. Nghĩa là để từ khóa dài đó lên bạn cần phải tập trung nhiều hơn việc tạo nội dung cho từ khóa đó, đồng thời lên nội dung “bao vây” từ khóa chính đó với các cụm từ khác nhau.
Với một ý tưởng tuyệt vời sẽ không bao giờ giới hạn danh sách. Bạn có thể sử dụng các công cụ Google Search Console để tìm ra những ý tưởng từ khóa đó.
Có một mẹo khá hay dành cho bạn đối với công cụ này, đó là trong Google Search Console có một báo cáo gọi là Báo cáo hiệu suất (Performance). Nếu bạn đăng nhập vào bảng điều khiển bằng tài khoản cá nhân và đi sâu vào URL bạn muốn cải thiện nó, thì bạn có thể có được những gợi ý từ khóa đuôi dài cực hiệu quả hiển thị ngay trong kết quả như thế này:
Một mẹo SEO lên top nhanh nữa đó là sử dụng một loạt các từ khóa đuôi dài
Trong ví dụ này, bạn có thể thấy chúng tôi đã nhận được lưu lượng truy cập khá tốt từ cụm từ đuôi dài ‘đề cập đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên trang’.(‘on page search engine optimization refers to’).
Bạn có thể cập nhật nội dung hiện có của mình trên một trang thành một cụm từ dài mà bạn tìm thấy ở đây cho một trang web bạn muốn cải thiện thứ hạng của nó. Điều này sẽ giúp cho trang web của bạn trở nên phù hợp hơn với các cụm từ khóa và nhanh chóng tăng hạng.
Một mẹo SEO web hiệu quả nữa mà các chuyên gia làm SEO chuyên nghiệp thường thực hiện, đó là nếu bạn muốn tìm hiểu xem một cụm từ khóa có nhiều cạnh tranh hay không bạn có thể sử dụng Searchmetrics Suite để tìm ra những đối thủ cạnh tranh của mình trên một từ khóa chính cụ thể.
Còn đối với những người đã từng thực hiện công việc này, bạn có thể nghĩ rằng “điều này nghe có vẻ như sẽ có rất nhiều công việc và hình như cũng không chắc có được chiến thắng nhanh chóng cho mình lắm”. Đúng là trong một vài trường hợp, điều này thật sự đúng. Thế nhưng nếu xét kỹ càng tất cả các nội dung bạn tạo ra, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy các trang hiện có thực sự có tương đồng lớn với các cụm từ khóa đuôi dài.
Thử lấy các trang đó thay đổi tiêu đề chính và tiêu đề phụ thôi, bạn sẽ nhận ra thẻ tiêu đề và các heading của mình cho các trang trước đó không nhận được bất cứ lưu lượng truy cập nào thì nay đã có lượng truy cập rất ổn định và tiếp tục có xu hướng tăng lên (nhớ là để yên chúng trong vài tuần nhé!).
Tất nhiên cách này chỉ nên ứng dụng với những trang nội dung mà không hoạt động hiệu quả, bạn chẳng có gì mất hết, vậy thì sao không thể thử nhỉ. Những thay đổi từ khóa này vẫn cần phải dựa vào nhu cầu quan tâm tìm kiếm của khách hàng đấy nhé, nếu không với những chủ đề cũ thì khó mà thấy được.
4. Tăng tốc mọi thứ
Nếu các trang web của bạn cần phải mất một khoảng thời gian nhất định để có thể load được một lượng truy cập hàng đầu, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang “dâng” cơ hội vàng của mình cho những đối thủ ngồi ngay sau màn hình kia, với khả năng load trang web nhanh hơn bạn.
Khách hàng họ khá là mất kiên nhẫn, nếu trang web của bạn có khả năng load nhanh thì cũng có nghĩa là cơ hội níu chân khách hàng của bạn ở lại trang web cao hơn, tránh để họ tìm nút Quay lại và thoát ra ngoài.
Điều quan trọng là Google có thuật toán để tính toán chính xác khoảng thời gian để load hoàn chỉnh một trang web bất kỳ cũng như thời gian mà người đọc nhấn nút Quay lại để thoát ra khỏi trình duyệt. Khi Google phát hiện thời gian người tìm kiếm ở lại website của bạn lâu chứ không ngay lập tức thoát tra trình duyệt của mình, thì lúc này các điểm cộng (thực tế nó không thực sự là điểm, nó giống như là một yếu tố hơn) sẽ được chuyển đến trang web của bạn để mang lại cho mọi người trải nghiệm người dùng tuyệt vời, từ đó nâng thứ hạng tự nhiên của website lên nhanh hơn.
Hay nói cách khác, trải nghiệm người dùng (User experience) của website tốt, Google sẽ có sự ưu tiên lớn hơn cho những website làm được điều đó. Các thuật toán của Google đã ngày càng thông minh để có thể thu thập được các số liệu đo lường trải nghiệm đó. Và nút Quay lại cũng là một trong số đó.
Vì vậy với kế hoạch ngắn hạn, tôi nghĩ bạn nên cải thiện website của mình hơn làm sao để có thể tăng tốc độ load trang web của mình một cách nhanh chóng hơn, mượt mà hơn và có thể tương thích với các thiết bị khác ngoài máy tính và laptop, khuyến khích khách hàng của mình truy cập website lâu hơn và bạn sẽ có được những thứ hạng SEO tuyệt vời. Chúng sẽ là tiền đề rất tốt cho các kế hoạch dài hạn về sau của bạn đấy.
5. Hãy nhớ tập trung… vào một từ khóa
Hiện tại có phải bạn đang lập kế hoạch cẩn thận cho toàn bộ trang web của mình để có được bộ từ khóa mục tiêu cho một chủ đề duy nhất của một trang web duy nhất? Nếu bạn đang thực hiện như vậy thì điều đó có nghĩa bạn đang đi đến con đường chiến thắng của chiến dịch SEO đấy!
Một trong những kỹ thuật SEO mạnh mẽ và tối ưu nhất hiện nay không gì khác chính là Thẻ tiêu đề. Đôi khi chúng ta – những người làm SEO lại quá chú tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt mà không để ý đến những vấn đề “bị coi” là hiển nhiên và đơn giản. Chúng ta không phải máy tính để có thể xử lý một lúc nhiều thông tin lớn như vậy, dù gì thì chúng ta vẫn là con người.
Mẹo này tuy đơn giản nhưng rất mạnh mẽ, và có hiệu quả tới mức được coi như một mẹo SEO tuyệt vời: Xem lại và chỉnh sửa các thẻ tiêu đề của bạn.
Trong dữ liệu meta, thẻ tiêu đề của bạn sẽ được viết ở phía sau hoặc phía dưới của hiển thị cửa sổ trình duyệt một cách ngắn gọn, nó không phải là một phần của bản sao nhé. Bạn có thể thấy nó bằng cách đưa chuột đến cửa sổ trình duyệt như thế này:
Tập trung vào 1 từ khóa xuất hiện website của bạn cũng là một mẹo rất hay
Bạn có thể chỉnh sửa điều này trên phần phụ trợ của trang web.
Khi có một nhóm từ khóa mục tiêu trên trang web – dù xuất hiện ở tiêu đề, danh sách sản phẩm hay bài đăng trên blog… – thì bạn vẫn cần phải lựa chọn 1 đến 3 từ khóa chính trong nhóm đó. Những từ khóa chính này có thể là những từ khóa xuất hiện trong phần mô tả nội dung – chính là những từ khóa bạn đã và đang rất cố gắng để đẩy thứ hạng của nó trên kết quả tìm kiếm, hoặc là những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đổ tiền vào để tiếp thị.
Trong ví dụ trên, chúng tôi có cụm từ khóa chính là: “cách thực hiện kiểm tra trang web”. Đây là một ví dụ đuôi dài rất điển hình đấy. Trong trường hợp này chúng tôi muốn xếp hạng cho cụm từ đó vì nó rất quan trọng đối với doanh nghiệp của chúng tôi. Việc từ khóa đó xuất hiện trong thẻ tiêu đề trên cửa sổ trình duyệt đã giúp chúng tôi thu về lượng truy cập khá lớn tới website của mình.
Tóm lại
Đây là những mẹo SEO web của tôi do chính tôi tự mình trải nghiệm và đúc kết thành kinh nghiệm quý báu của bản thân. Tôi tin rằng đây sẽ là những lời khuyên cực kỳ hữu ích và hiệu quả nếu bạn ứng dụng chúng đúng cách. Vì vậy, ngay từ hôm nay hãy bắt tay vào việc lập kế hoạch, kiểm tra và cùng chuyên gia SEO, những nhà phát triển website của mình cải thiện, nâng cấp một cách tối ưu nhất những gì có thể tối ưu, và đo lường hiệu quả của chúng nhé.
Xin cảm ơn và chúc bạn làm SEO thành công!
>>> Xem thêm: Referral là gì? 9 cách tăng referral traffic hiệu quả
Bài viết liên quan
Microsite là gì? Cách tăng hiệu quả của Microsite
10+ công cụ Nghiên cứu từ khóa MIỄN PHÍ
Voucher là gì? Điểm khác biệt giữa Voucher và Coupon
RSS là gì? RSS trong WordPress hoạt động như thế nào
Upsell là gì? Ưu – nhược điểm & nghệ thuật bán hàng cho doanh nghiệp
Mẹo để xếp hạng, tối ưu và theo dõi với hộp “People Also Ask”