Bạn đang đi tìm các công cụ nghiên cứu các từ khóa chiến thắng để nhắm mục tiêu – nhưng lại không có ngân sách cho những công cụ trả phí??? Bạn đang cần những gợi ý về các công cụ tìm từ khóa free để chuẩn bị cho chiến dịch SEO của mình, hoặc là những chiến lược marketing trên các công cụ tìm kiếm? Vậy thì bài viết này chính là dành cho bạn: Tổng hợp 10+ gợi ý các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí nhưng rất hiệu quả dành cho những người đang theo học Seo, làm SEO để chuẩn bị lên kế hoạch marketing cho sản phẩm, doanh nghiệp của mình.

Nói đến các công cụ nghiên cứu từ khóa, không thể không nói đến một công cụ đó là Google Keyword Planner . Đây là công cụ nghiên cứu danh sách các từ khóa mục tiêu do chính Google cung cấp. Trước đây Google Keyword Planner đã làm rất tốt công việc này. Bạn có thể nhập bất kỳ từ khóa hay chủ đề chính nào để truy tìm những đề xuất từ khóa và khối lượng tìm kiếm, từ đó lọc ra những từ khóa mục tiêu cho các chiến dịch và kế hoạch của mình.

Công cụ Google Keyword Planner – 1

Tuy nhiên giờ đây Google đã hạn chế những con số đó trong phạm vi của mình.

Công cụ Google Keyword Planner – 2

Điều này đã đặt ra những khó khăn nhất định cho những người làm nội dung và SEO phải đi tìm các công cụ khác thay thế. Một giải pháp khá tốt đó là sử dụng Trình khám phá từ khóa của Ahrefs (Link) để tìm các từ khóa đề xuất và khối lượng tìm kiếm thực tế các từ khóa đó, và kèm theo cả những chỉ số SEO quan trọng khác.

Thế nhưng – một lần nữa – nếu bạn đang bắt đầu và không thể biện minh cho việc phải trả phí cho bất cứ công cụ nghiên cứu từ khóa hay công cụ SEO nào?

Thì bạn có thể bắt đầu tìm hiểu ngay với 10 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí dưới đây để bắt tay vào công việc SEO 0 đồng của mình mà không cần phải mất tiền đầu tư, và hãy lựa chọn cho mình công cụ nghiên cứu bộ từ khóa mục tiêu phù hợp nhất với mình nhé:

– Google Trends

– Trình tạo từ khóa Keyword Generator

– Keyword Sheeter

– Answer the Public

– Keyword Surfer

– Keyworddit

– Google Search Console

– QuestionDB

– Bulk Keyword Generator

– Google

 Cùng tìm hiểu chi tiết các công cụ nghiên cứu từ khóa này nhé!

1. Google Trends

Google Trend là một công cụ thu thập tổng hợp chi tiết các xu hướng của người dùng trên nền tảng công cụ tìm kiếm Google. Cách hoạt động của Google Trends đó là “hình dung” mức độ phổ biến tương đối của các từ khóa tìm kiếm theo thời gian.

Ví dụ: xem xét thuật ngữ “trang phục” trong năm năm qua trên Google Trends, chúng ta sẽ thấy rằng mức độ phổ biến tăng đột biến vào tháng 10 hàng năm.

 Google Trends 1

Chúng ta có thể đoán ra được lý do đấy, đó là bởi tháng 10 có Halloween.

Thế thì chúng có ích gì cho việc nghiên cứu từ khóa của bạn?

Tất nhiên là có ích lớn rồi! Đối với những người mới bắt đầu, nó có thể giúp bạn lên kế hoạch rất hiệu quả cho nội dung của mình trong tương lai. Giả sử bạn bán trang phục online, việc xác định được nhu cầu tìm kiếm trang phục Halloween sẽ giúp bạn định hướng được nội dung của mình trên các trang web hoặc bán hàng. Chỉ với một bài viết “10 bộ trang phục Halloween đáng sợ nhất cho năm 20XX ” vào mỗi tháng 9 / tháng 10 bạn hoàn toàn có thể thu hút được lượt xem còn cao hơn nhiều so với những tháng trước cộng lại.

Đây là một ví dụ rõ ràng hơn:

 Google Trends 2

Bạn thấy không, sự quan tâm đến từ từ khóa “thông số kỹ thuật Iphone” đã đạt đỉnh điểm vào tháng 9  – tháng mà hàng năm Apple cho ra mắt các sản phẩm Iphone mới nhất của mình.

Nếu bạn là một nhà điều hành hoặc quản trị viên blog liên quan đến công nghệ, đặc biệt là các thiết bị điện tử thông minh dòng Apple, không có lý do gì bạn lại bỏ qua “giai đoạn vàng” tháng 8 – 9 để cập nhật và đăng tải các bài viết mới nhất có liên quan.

Không chỉ có lên lịch cập nhật nội dung mới, Google Trends còn có thể giúp bạn tránh được những từ khóa mục tiêu sai.

Nếu bạn chỉ có thể được lựa chọn lên nội dung mới cho 1 trong 2 từ khóa này, bạn sẽ chọn từ khóa nào là từ khóa mục tiêu? Có phải là từ khóa có lượng Volume cao nhất không?

Vậy bạn có biết lượng tìm kiếm kia chính là khối lượng tìm kiếm là trung bình được tính trong nhiều tháng hoặc nhiều năm không?

Chỉ cần một phép thử đơn giản thôi, nếu chúng ta chỉ kiểm tra dữ liệu trong 12 tháng trở lại đây thông qua Google Trends, ta sẽ thấy rằng những lượt tìm kiếm cho “apple watch series 5” đã vượt qua “apple watch series 3”. Điều đó có nghĩa nhu cầu tìm “apple watch series 5” lớn hơn “apple watch series 3”. Mà nếu bạn là quản trị viên website công nghệ hay chủ cửa hàng điện tử thì rõ ràng bạn phải ưu tiên những từ khóa “apple watch series 5” chứ không phải là “apple watch series 3”.

Thế đấy, các từ khóa “apple watch series 3” sẽ sớm bị bỏ xa thôi!

2. Trình tạo từ khóa Keyword Generator

Keyword Generator sẽ giúp người dùng tìm thấy tới 150 ý tưởng từ khóa cho bất kỳ từ khóa gốc nào!

Lấy ví dụ từ khóa “Bitcoin” nhé. Đây chính là kết quả chúng ta sẽ có:

Bạn thấy không, hơn 100 ý tưởng từ khóa chỉ với một từ gốc Bitcoin, kèm theo đó là khối lượng tìm kiếm ước tính hàng tháng của chúng.

Đồng thời bạn cũng sẽ có thể có được thêm một danh sách gồm 50 dạng tìm kiếm câu hỏi:

Đối với mười từ khóa đầu tiên trong mỗi danh sách, công cụ này cũng hiển thị Keyword Difficulty (KD) – điểm độ khó của từ khóa. Đây là con số từ 0-100 ước tính độ khó xếp hạng. Nói chung là điểm KD càng cao thì bạn càng cần phải xếp hạng nhiều backlink để tăng tính cạnh tranh cho từ khóa và bài viết liên quan.

Có một lưu ý là đối với lượng tìm kiếm và điểm KD chúng có liên quan đến quốc gia bạn chọn nhé. Thông thường mặc định quốc gia của Keyword Generator là Hoa Kỳ.

Và nếu bạn đang muốn tìm xếp hạng từ khóa ở khu vực quốc gia khác, bạn có thể lựa chọn 1 trong 170 quốc gia trong  công cụ này luôn.

Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi trình tạo từ khóa Keyword Generator này để tìm ý tưởng từ khóa cho các kênh tìm kiếm khác như Bing, Youtube hay cả Amazon, việc bạn cần làm chỉ là thay đổi kênh tìm kiếm ngay đầu trang mà thôi.

Keyword Generator 4

3. Keyword Sheeter

Keyword Sheeter lấy kết quả từ hàng nghìn các đề xuất tự động trên Google.

Để bắt đầu với công cụ này, bạn hãy nhập 1 (hoặc nhiều) từ khóa gốc vào “Sheet keywords”

Keyword Sheeter 1

Công cụ Keyword Sheeter được khá nhiều các nhà quản trị, những người làm SEO lựa chọn vì chúng có khả năng giúp bạn tạo ra nhiều ý tưởng từ khóa cùng một lúc. Nó có thể kéo khoảng 1000 ý tưởng trong một phút và bạn có thể xuất bảng kết quả miễn phí chỉ bằng một cái click duy nhất.

Nhược điểm duy nhất – cũng là lớn nhất của Keyword Sheeter đó là khá đơn giản.

Nó sẽ không hiển thị khối lượng tìm kiếm hoặc dữ liệu xu hướng cho bạn trong các từ khóa, và nó cũng sẽ không nhóm các từ khóa như Công cụ lập kế hoạch từ khóa – nghĩa là các từ khóa bạn cần tìm theo “nhóm” sẽ rải rác khắp 1000 ý tưởng từ khóa đó.

Tuy nhiên Keyword Sheeter cũng có 2 tính năng rất đáng chú ý đó là bộ lọc tích cực (positive filters) và tiêu cực (negative filters).

Cách dễ nhất để Keyword Sheeter “biết” lọc từ khóa kiểu này đó là thêm câu hỏi “Cách để…” (How). Đây là ví dụ:

Với việc thêm “How”, các kết quả trả về sẽ chỉ còn là những từ khóa thông tin, đây sẽ là những bộ từ khóa cực tốt để bạn tạo nội dung trên các trang web của mình.

Bộ  lọc tiêu cực sẽ thực hiện ngược lại và loại trừ các truy vấn có chứa các từ nhất định.

Với hai bộ lọc này, bạn sẽ rất dễ dàng lọc ra được những từ khóa không liên quan đến mục tiêu mà bạn đang nhắm đến. Giả sử bạn là một ông chủ cửa hàng điện tử và đang là quản trị của một trang blog về công nghệ – Apple, việc áp dụng bộ lọc từ khóa tiêu cực sẽ giúp bạn tìm ra được bộ từ khóa liên quan đến “quả táo công nghệ” chứ không phải là “quả táo trái cây”.

4. Answer the Public

Answer the Public sẽ tập trung đi tìm các câu hỏi, giới từ, so sánh, bảng chữ cái và các tìm kiếm liên quan.

Bắt đầu ví dụ bằng cách nhập từ khóa gốc – giả sử là “bột protein”.

Kết quả trả về đầu tiên bạn sẽ nhận được đó là các câu hỏi liên quan.

Bạn đã hiểu cách hoạt động của nó chưa? Chính là từ một từ khóa gốc, Answer the Public sẽ trả về các kết quả tìm kiếm theo các kết quả có chứa Ai, Cái gì, Ở đâu, Tại sao, Khi nào, Lúc nào, Chỗ nào và Như thế nào – chính là Who, What, When, Why, Where, Which, How.

Ví dụ:

– Bột protein có mùi vị nào là tốt nhất?

– Bột protein được tạo ra như thế nào?

– Cái nào là bột protein vỗ béo?

– Khi nào thì bột protein hết hạn?

– …

Bạn sẽ thấy hình ảnh trực quan theo mặc định, nhưng bạn cũng có thể chuyển sang danh sách thông thường – nếu bạn cảm thấy cách này hay hơn.

Tiếp theo là search từ khóa gốc với các giới từ, các mệnh đề khác nhau, sự so sánh khác nhau,… Và cuối cùng là bạn sẽ có được những kết quả khác nhau vô cùng đa dạng được xếp theo bảng chữ cái liên quan.

Bảng chữ cái kết quả này là đề xuất tự động điền của Google.

Answer the Public 3

Thế nhưng đâu là bộ từ khóa thực sự bạn muốn nhắm đến?

Theo kinh nghiệm của tôi, số lượng từ khóa đề xuất trong danh mục liên quan hầu như luôn luôn là ~ 20. Tuy rằng tôi không biết nó  làm thế nào mà có được những từ khóa đó, nhưng thỉnh thoảng nó cũng chứa một vài viên ngọc quý – vài từ khóa vàng.

5. Keyword Surfer

Keyword Surfer là một tiện ích bổ sung mở rộng miễn phí của Chrome, hiển thị khối lượng tìm kiếm ước tính trên toàn cầu và hàng tháng cho bất kỳ truy vấn nào được nhập trên công cụ tìm kiếm Google. Chúng hoạt động giống như một tiện ích mở rộng Từ khóa ở mọi nơi. Thế nhưng công cụ này đã chuyển sang hình thức trả phí, do vậy các nhà phát triển của Keyword Surfer đã hứa sẽ giữ cho công cụ này được  “miễn phí 100%, mãi mãi.”

Keyword Surfer 1

Ở thời điểm này Keyword Surfer đang hiển thị ước tính lượng tìm kiếm cục bộ của 19 quốc gia, trong đó bao gồm cả Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Brazil, Pháp và Đức.

Ngoài ra công cụ này còn có một tùy chọn nhỏ để bật/tắt các khối lượng tìm kiếm toàn cầu.

Chúng ta có thể ngầm hiểu rằng, các lượng từ khóa ước tính của toàn cầu không thực tế. Đó là tổng số lượng từ khóa tìm kiếm của 19 quốc gia đó có trong dữ liệu của họ chứ không phải là toàn bộ tất cả các quốc gia, khu vực hay lãnh thổ trên Trái Đất này.

Ngoài ra tiện ích mở rộng cũng có thêm ước tính khối lượng tìm kiếm vào kết quả tự động hoàn thành:

Đồng thời sẽ hiển thị 10 từ khóa “tương tự” trong kết quả tìm kiếm

Chỉ có một nhược điểm duy nhất, đó là không có cách nào để có thể tìm ra được lượng tìm kiếm hàng loạt cho các từ khóa này.

Điều đó nói rằng, việc nghiên cứu và thống kê hàng loạt các từ khóa không phải là mục tiêu hàng đầu của Keyword Surfer. Nó sẽ nghiêng nhiều hơn về đánh giá các kết quả tìm kiếm khi bạn duyệt website.

6. Keyworddit

Keyworddit được đánh giá là một công cụ nghiên cứu từ khóa độc đáo, lấy ý tưởng từ khóa từ Reddit. Tương tự như Reddit, bạn cần nhật một từ khóa gốc – subreddit vào mục tìm kiếm, nó sẽ giúp bạn khai thác các tiêu đề cũng như các nhận xét liên quan. Và Keyworddit có khả năng tìm liên tới 500 từ khóa.

Công cụ Keyworddit sẽ là một công cụ bắt đầu tuyệt vời nếu bạn chỉ biết ít, thậm chí là không biết gì về một thị trường ngách mà mình có khả năng đánh vào.

Ví dụ:

Nếu bạn muốn bắt đầu một blog về chế độ ăn kiêng theo kiểu Paleo nhưng lại chẳng biết gì về chủ đề này, bạn hãy lấy ý tưởng từ /r/paleo. Nó sẽ trả kết quả như thế này cho bạn:

Kết quả này sẽ giúp bạn biết được rằng những người ăn kiêng theo chế độ ăn Paleo quan tâm đến những điều như:

– Bữa ăn ít carb;

– Công thức nấu ăn chậm;

– Thực phẩm “xanh”;

– Và vân vân…

Ngoài ra nó cũng cho bạn biết họ đang sử dụng loại ngôn ngữ nào để mô tả những điều trên.

Không chỉ cung cấp ý tưởng, công cụ này còn kéo lượng tìm kiếm ước tính hàng tháng của Hoa Kỳ cho mỗi từ khóa cụ thể. Điều này sẽ cung cấp cho bạn thêm được một vài ý tưởng hay khác về mức độ phổ biến của từng chủ đề phụ bên cạnh.

Vậy, để bắt đầu tìm hiểu thêm về một từ khóa mới, hãy click vào link Context để kéo lên các bài viết có chung từ khóa trong kết quả tìm kiếm của Google.

7. Google Search Console

Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí Google Search Console sẽ giúp bạn theo dõi được hiệu suất trang web của bạn xuất hiện trong tìm kiếm của Google một cách miễn phí!. Điều này có nghĩa là nó có thể hiển thị rất rất nhiều các từ khóa mà bạn đã xếp hạng.

Ví dụ nhé:

Hãy xem báo cáo “Kết quả tìm kiếm” trên từ tài khoản của tôi. Bạn thấy không, nó hiển thị các từ khóa đã có được những lượng truy cập nhiều nhất từ blog của tôi trong ba tháng qua.

Google Search Console 1

Ngoài ra tại hai cột “Vị trí trung bình” và ” CTR trung bình ” của tôi, chúng còn hiển thị vị trí xếp hạng trung bình và tỷ lệ nhấp của mỗi từ khóa rất chi tiết.

Google Search Console 2

Với những chỉ số từ báo cáo này, bạn có thể nhận được nhiều thông tin chi tiết rất hữu ích về lâu dài đấy.

Giả sử bạn đang nhận được rất nhiều lượng truy cập từ một từ khóa, mặc dù chỉ xếp hạng từ 3 – 10. Điều này có nghĩa, đây là những từ khóa tiềm năng, bạn hoàn toàn có thể tập trung vào những từ khóa này để đẩy hạng lên cao chứ không nhất thiết phải đi tìm các mục tiêu từ khóa mới.

Google Search Console 3

Nếu CTR của bạn thấp nhưng xếp hạng cao, điều đó có thể là do trang web của bạn chưa đủ sức hấp dẫn đối với người tìm kiếm và cả kết quả tìm kiếm của Google. Bạn có thể có các cách khắc phục như tối ưu hơn thẻ tiêu đề hoặc các mô tả meta trong web của mình.

Thế còn việc tìm từ khóa mới thì sao?

Hãy thử sắp xếp báo cáo theo CTR từ thấp đến cao. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra các từ khóa mà bạn đang xếp hạng nhưng chưa bao giờ được nhắm mục tiêu tới – tức là những từ khóa xếp hạng bị bạn bỏ quên. Bất kỳ từ khóa nào trong số này có nhiều hiển thị và tỷ lệ nhấp thấp, thì bạn có thể nhắm mục tiêu từ khóa đó với một trang mới và nội dung mới để đẩy hạng.

Ví dụ: hiện tại chúng tôi đang xếp hạng ở vị trí top 8 cho “người được tìm kiếm nhiều nhất trên Google” trong kết quả tìm kiếm của Google.

Google Search Console 4

Thì trong kết quả tìm kiếm của Google có Danh sách 100 tìm kiếm hàng đầu trên Google.

Đây chỉ là một kết quả phù hợp với một nửa với từ khóa này. Chúng tôi trên thực tế có thể xếp hạng cao hơn với một bài đăng trên blog về những người xuất hiện trên Google nhiều nhất chứ không phải mọi thứ.

8. QuestionDB

Chỉ với tên gọi cũng hiểu được phần nào mục đích của công cụ này rồi đúng không. QuestionDB là công cụ giúp người dùng tìm ra những câu hỏi mà mọi người đang hỏi về một chủ đề cụ thể nào đó. Kết quả đó nó lấy từ cơ sở dữ liệu gồm 48 triệu câu hỏi của công cụ Reddit.

QuestionDB 1

Các câu hỏi trong công cụ QuestionDB được sắp xếp theo mức độ phổ biến giảm dần, tuy nhiên bạn cũng có thể sắp xếp theo các chủ đề cụ thể. Có thể nói đây là một tính năng siêu hữu ích vì nó cũng bao gồm việc nhóm các câu hỏi chung với nhau.

Ví dụ: Hãy thử tìm kiếm từ khóa gốc là “bột protein” và sắp xếp theo chủ đề trong công cụ QuestionDB. Tất cả các câu hỏi về bột protein thuần chay (vegan) sẽ được nhóm lại với nhau như thế này:

QuestionDB 2

Tương tự như vậy đối với những chủ đề nhỏ khác về bột protein keto.

Việc nhóm các câu hỏi liên quan thành một nhóm rất hữu ích cho những người làm SEO, quản trị viên website hay những người làm nội dung khi viết bài đăng trên blog, vì nó giúp bạn hiểu câu hỏi nào cần được ưu tiên trả lời cho độc giả của mình.

Còn nói về câu trả lời, nếu bạn chọn hộp “Hiển thị liên kết nguồn” (Show source link), sẽ có một liên kết xuất hiện bên cạnh mỗi câu hỏi, dẫn bạn đến trang web chính chủ đề.

QuestionDB 3

Nếu bạn duyệt lướt qua các nhận xét, cũng có thể bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó một cách nhanh chóng và đúng trọng tâm, điều này cũng sẽ giúp bạn tăng tốc độ nghiên cứu nội dung và từ khóa cho các kế hoạch sau của mình.

9. Bulk Keyword Generator

Bulk Keyword Generator – Trình tạo từ khóa hàng loạt là một công cụ nghiên cứu từ khóa cho SEO địa chỉ. Chúng sẽ tạo các từ khóa dựa trên Ngành.

Để bắt đầu thực hiện tạo ra một loạt các từ khóa đó, bạn thực hiện Chọn loại hình doanh nghiệp từ menu trỏ xuống như hình dưới:

Bulk Keyword Generator 1

Bạn sẽ thấy một loạt các danh sách từ khóa có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và doanh nghiệp của bạn cung cấp cho thị trường.

Ví dụ nhé:

Hãy đặt “thợ sửa ống nước” (plumber) làm loại hình kinh doanh chính của doanh nghiệp bạn. Lúc này chúng ta sẽ thấy có các kết quả truy vấn “con” như lắp đặt nước nóng , lắp đặt khí đốt , làm sạch cống và thông tắc cống …

Bulk Keyword Generator 2

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kiểu như vậy trên website của mình. Thế nhưng nhiều người không tạo hoặc không tối ưu hóa cho các trang riêng lẻ đó tương ứng với từng tìm kiếm loại dịch vụ này.

Đây là một minh họa điển hình:

Bulk Keyword Generator 3

Trang web này nói rằng họ cung cấp dịch vụ thông tắc cống, thế nhưng trên kết quả tìm kiếm của Google họ không có trang về dịch vụ này. Kết quả là, họ được xếp hạng cao hơn so với những người làm khác.

Bulk Keyword Generator 4

Trong bước thứ 2, công cụ này gắn với các dịch vụ đã được chọn trên các địa điểm vị trí địa lý trên bản đồ (ví dụ như London)

Tuy nhiên, điều này lại không tỏ ra hữu hiệu lắm vì nó không phản ánh được cách mọi người thực sự tìm đến mình bằng cách nào.

Ví dụ: tại London, hầu hết người dân sẽ không tìm kiếm các từ khóa kiểu như “các dịch vụ thông tắc cống ở London”. Họ sẽ tìm kiếm “dịch vụ thông tắc cống” hoặc “dịch vụ thông tắc cống” phổ biến hơn. Lúc này Google sẽ cung cấp kết quả địa phương theo cả hai cách và trả cho người dùng kết quả sau nhanh hơn.

Đó cũng là lý do vì sao thường có rất ít hoặc gần như không có kết quả lượng tìm  kiếm cụ thể cho các thuật ngữ này, nhất là trong các công cụ kiểu như trình tìm kiếm từ khóa của Ahrefs.

Vì vậy, đây sẽ là ý tưởng thông minh hơn dành cho bạn:

– Sao chép một số từ khóa dịch vụ từ công cụ mà chúng có thể áp dụng cho doanh nghiệp của bạn;

– Dán danh sách thô vào Google Keyword Planner;

– Đặt vị trí cho một thành phố hoặc khu vực có liên quan.

Ví dụ: chúng ta hãy nhập “drain relining” (tiêu hao) vào Google Keyword Planner và đặt vị trí thành phố tại Nottingham. Lúc này nó sẽ trả cho bạn kết quả 10–100 lượt tìm kiếm hàng tháng.

10. Google

Đừng ngạc nhiên thế chứ? Google chính xác là là công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến miễn phí lớn nhất hành tinh này mà!

Google tích hợp trong mình những tính năng tự động hoàn thành để tạo ra số lượng ý tưởng từ khóa gần như vô hạn. Nếu bạn là một người làm SEO, quản trị viên hay sáng tạo nội dung website, bạn chắc chắn đã biết cách tìm ra những từ khóa mục tiêu tiềm năng trong Google. Nhưng với người mới bắt đầu thì họ không biết.

Để bắt đầu tìm thấy từ khóa mục tiêu phổ biến trên Google, bạn hãy để ý hộp “Mọi người cũng hỏi” (People also ask) hiển thị phía dưới các kết quả tìm kiếm.

Đây chính là các câu hỏi mà Google “biết” người tìm kiếm đang quan tâm và muốn biết câu trả lời từ các câu hỏi.

Và đây là một mẹo nhanh dành cho bạn:

Click vào bất cứ câu hỏi nào trong số các gợi ý của Google và Google sẽ tải thêm các từ khóa liên quan:

Cứ tiếp tục như thế, bạn sẽ nhanh chóng có được cho mình gần như là vô hạn các từ khóa và câu hỏi liên quan đến chủ đề bạn đang muốn hướng đến.

Thế nhưng việc sử dụng Google như một công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ không dừng lại ở những bước đó.

Trong các yếu tố SEO một trang web hay một bài blog, có một điều bất di bất dịch đó là:

Nếu bạn muốn được xếp hạng, thì bắt buộc nội dung của bạn tạo ra cần phải phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng. Nói cách khác, bạn sẽ chẳng thể xếp hạng được cho trang chủ phòng tập gym cho một câu hỏi tìm kiếm “làm thế nào để giảm cân?”, chúng chẳng liên quan đến nhau nhiều lắm đâu.

Google luôn hướng đến mục đích cao nhất là cung cấp thông tin hữu ích nhất cho người dùng, điều này cũng tương ứng với việc người dùng thường xuất hiện ở “chế độ” tìm hiểu và muốn tìm các bài đăng hướng dẫn trên website hay blog chứ không phải là các trang bán hàng, hay họ đang ở “chế độ” mua và cần đến những trang sản phẩm , chẳng hạn như “Váy”.

Điểm mấu chốt đó là gì? Đó là ĐỪNG BỎ QUA GOOGLE như một công cụ nghiên cứu từ khóa đơn thuần mà cao hơn đó là việc hiểu khách hàng là ai đang tìm họ và những thông tin gì họ muốn biết.

>>> Xem thêm: 5 mẹo SEO cực hay để có kết quả nhanh năm

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách truy cập trang web này, bạn đã đồng ý với việc sử dụng cookie của chúng tôi.